Kỳ vọng - Trách nhiệm Mentee

Đưa ra kỳ vọng và trách nhiệm của Mentee khi tham gia mentoring

Quản lý kỳ vọng

 

Mentor trong khởi nghiệm - Saigon Innovation Hub

Rõ ràng, giữa Mentor và Mentee (người được Mentor giúp đỡ) là mối quan hệ dựa trên niềm tin và lâu dài. Vì vậy, ở cả hai phía đều cần có sự hiểu biết để có những ứng xử phù hợp.

Một người mentor chỉ có thể đóng ba vai trò trong mối quan hệ với mentee: người bạn tâm tình, người hỗ trợ và người hướng dẫn. Nếu mối quan hệ được dày công vun đắp, mentee sẽ xây dựng một tài sản tích lũy to lớn cho sự nghiệp và cuộc sống của mình. Để làm được điều đó, mentee nên sắp xếp lại những kỳ vọng về mentoring hiểu rõ những gì cần thực hiện để có một quá trình mentoring hiệu quả

 

I - Kỳ vọng

 

  1. Mentoring không phải là một khóa huấn luyện

Khi tìm đến với mentor, mentee là người có vấn đề cần được giải đáp và định hướng. Chính vì thế, đừng kỳ vọng lựa chọn lĩnh vực quan tâm đồng nghĩa với việc mentor sẽ tự động biết cần phải nói gì với bạn. Một buổi mentoring khác với một buổi tọa đàm, và mentor cũng không phải giảng viên của bạn. 

Hãy chủ động trong mối quan hệ, mời mentor đến gặp bạn, tìm kiếm các chủ đề bàn luận và hỏi mentor về những thứ cần thiết. 

 

  1. Mentor không có tất cả các câu trả lời bạn cần. 

Một trong những sai lầm của mentee là nghĩ rằng người cố vấn của mình biết tất cả mọi thứ. Đơn giản là điều đó không đúng.

Khi trao đổi với mentor, mentee hãy tìm kiếm các câu hỏi về mặt thông tin và nếu thích hợp, lời khuyên. Mentee nên hiểu rằng bất kỳ lời khuyên nào cũng không phải là quyết định cuối cùng, và không phải lời khuyên nào cũng  phù hợp với bạn. Mối quan tâm của mentee càng lớn, mentee càng nên cân nhắc lời khuyên cẩn thận và xác định tính thực tế trong trường hợp cá nhân mình. Đó cũng là lý do vì sao việc hiểu rõ bản thân, tính cách, hướng đi của mình là vô cùng quan trọng.( Để làm được điều đó, bạn có thể tham khảo cách hiểu rõ bản thân mình hơn qua các gợi ý của YouthMentor)  

( Đính link điều hướng )

Khi người cố vấn không đưa ra lời khuyên cụ thể, cách tốt nhất để có được câu trả lời bạn cần là qua trải nghiệm. Những bài học tốt nhất là những bài học có được bằng cách trải qua tình huống, không phải là lảng tránh chúng.

 

  1. Mentoring không phải một dịch vụ trọn gói

Với Mentee, đừng mong Mentor sẽ là người giải quyết toàn bộ vấn đề cho bạn và đáp ứng những nhu cầu phi lý của bạn. Mentorship không phải là quan hệ cha con, không phải là đồng nghiệp hay cấp trên cấp dưới. Mentor cũng không phải là nhà tuyển dụng, không có nghĩa vụ giới thiệu việc làm cho mentee. 

Mentor và Mentee là bình đẳng vì vậy không nên kỳ vọng Mentor sẽ nói cho bạn biết bạn phải làm gì, và làm thế nào.

 

 

II - Trách nhiệm / Qualities of a protential mentee  

 

 

“A career is set by you, developed by your experience, and guided by a mentor.”

Điều này có nghĩa là bạn chính là người phải là người chịu trách nhiệm với quá trình phát triển và thành công của bản thân

Hãy sẵn sàng tâm thế để đón nhận sự giúp đỡ,  hướng dẫn từ mentor, đồng nghĩa với việc mentee nên cố gắng trau dồi cho mình những phẩm chất cần thiết.

 

  1. Hiểu rõ bản thân 

Bước vào một mối quan hệ với mentor chính là khi mentee đang cho mình cơ hội để phát triển các giá trị cốt lõi. Tuy nhiên điều đó không thể xảy ra nếu mentee không tự tin hiểu rõ bản thân, mục tiêu của mình và mở lòng với những ý tưởng mới. 

Hãy thẳng thắn đối diện với khiếm khuyết, sẵn sàng giới thiệu, nói rõ các điểm mạnh, điểm yếu và hướng đi của mình trong 1, 2 phút . Mentee không cần phải là một người xuất sắc toàn diện, thay vào đó, mentee hãy làm xuất sắc việc chấp nhận sự không hoàn hảo. Đó là cách tốt nhất để thay thế những nỗi sợ với sự phát triển trong tương lai. Mentor dành thời gian để giúp đỡ, không phải để đánh giá mentee. Chính vì thế, việc đưa đến cho mentor những góc nhìn cụ thể sẽ góp phần định vị vấn đề cản trở quá trình phát triển của mentee, từ đó hỗ trợ mentor mentee giải quyết khúc mắc, hướng đến các giải pháp phù hợp nhất. 

 

  1. Có tư duy mở  

Mentee có thể trải nghiệm quá trình mentoring với những quan điểm, cách làm việc và lối suy nghĩ cá nhân và mentee được khuyến khích thể hiện đúng cá tính con người mình. Tuy nhiên khi được tiếp cận với những góc nhìn mới, đây chính là lúc mentee cần phải thách thức những quy tắc thông thường và thoát khỏi vùng an toàn của bản thân. 

Mentor là những người đi trước đã tích lũy cho mình những trải nghiệm và góc nhìn qua quá trình rèn luyện lâu dài. Cho dù những cách tiếp cận của mentor ban đầu còn chưa gần gũi với mentee, mentee sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về bản thân và thiết lập những thói quen, kỹ năng mới bằng việc sẵn sàng thử sức với cách làm đa dạng,  suy nghĩ đa chiều.

 

  1. Cam kết và  hoạt động tích cực

Hãy là một mentee mà ai cũng vui khi làm việc cùng! Không chỉ là người nhận năng lượng mà còn là người truyền sinh lực. Mentee hãy bước vào công việc với tất cả sự hăng hái, nhiệt tình và đầy cảm hứng để các dự án tiến triển tốt nhất.

Khi vấn đề nảy sinh, như thực tế vẫn xảy ra, hãy cố biến khó khăn đó thành cơ hội phát triển. Trình bày vài giải pháp, rồi lắng nghe xem mentor của mình có ủng hộ hay góp thêm lời khuyên nào khác để hành động không.

Bằng cách chủ động tương tác trong kết nối với mentor, mentor sẽ cảm nhận được sự nghiêm túc đến từ mentee, qua đó dễ dàng và sẵn lòng hơn trong việc trao đổi thêm về các giải pháp trong tương lai. Không chỉ thể hiện sự tôn trong với thời gian của mentor, bằng thái độ tích cực, mentee cũng góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ lâu dài với mentor.

 

  1. Có trách nhiệm và kỷ luật

Phát triển bản thân là quá trình đòi hỏi tính kỷ luật cao. Để đặt được hiệu quả tốt nhất từ việc rèn luyện với mentor của mình, mentee cần có trách nhiệm theo sát những mục tiêu đề ra và hoàn thành đúng hạn những đề mục đã cam kết với mentor. 

Không chỉ giúp mentee rèn luyện tính kỷ luật, Hoàn thành đúng tiến độ các dấu mốc nhỏ sẽ đảm bảo mục tiêu của mentee không bị sao nhãng, kéo dài dẫn đến chán nản, mệt mỏi, đồng thời củng cố niềm tin, giúp mentee tự tin hơn hướng tới mục tiêu lớn đã đề ra.

 

  1. Tôn trọng mentor

Mentor thường là những người đầu tư thời gian của họ một cách khôn ngoan. Nếu họ dành thời gian cho bạn, bạn phải đảm bảo rằng họ thấy bạn coi trọng điều đó giống như họ trong mọi tương tác.

Trong trao đổi và thảo luận, mentee cần thể hiện sự tôn trọng và tiếp thu các ý kiến đóng góp từ mentor. Nếu không đồng ý với các giá trị, hành vi hoặc thái độ của mentor, mentee được khuyến khích thảo luận với mentor trực tiếp. Chỉ nên đưa ra nhận xét tích cực hoặc trung lập về mentor của mình với người khác. Việc tôn trọng sự tự tin và tin tưởng cố vấn của mình là điều kiện căn bản đề có mối quan hệ mentoring bền vững

 

  1. Chuyên nghiệp và chu đáo

Mentee nên xác định một tâm thế làm việc chuyên nghiệp đối với mentor. 

Điều đó có nghĩa là trong bất kể việc gì, từ trả lời tin nhắn hay nhận điện thoại, email,  mentee nên chú ý thực hiện nhanh chóng và tránh ngắt quãng, đảm bảo việc trao đổi hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Để đảm bảo cho chất lượng của chương trình, mỗi quá trình mentoring chỉ nên có một lĩnh vực chính được bàn bạc. Đặc biệt, mentee cần tránh đề cập đến các vấn đề cá nhân của mentor. Hãy dừng lại nếu một trong hai phía không cảm thấy thoải mái và hãy thẳng thắn khi cần thiết.

 

Là người nhận đươc sự hỗ trợ và giúp đỡ, đừng quên chủ động thể hiện sự biết ơn và trân trọng đối với mentor của mình. Sự tinh tế và chu đáo của bạn chính là một trong những điều gây ấn tượng với mentor. Không chỉ là một mentee thông thái và văn minh, thể hiện sự biết ơn đúng lúc cũng sẽ góp phần giúp cho mối quan hệ thêm phần sâu sắc và bền vững hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các mentor có thể bạn quan tâm

Bài viết khác của Mentori Vietnam

Khoá học Python for Data Science

Mentori Vietnam

21-01-2024

fMENTORING - CONNECTING FTU-ERS

Mentori Vietnam

05-04-2023

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết