101 CÁCH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Làm thế nào để tự tạo động lực và làm việc năng suất tại nhà trong mùa work from home dài triền miên này?

Nhà là nơi cho chúng ta cảm giác thoải mái nhất và hầu như không có áp lực gì nên chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều có ít nhất một buổi sáng ngủ dậy và cảm thấy mọi thứ trống rỗng, không muốn làm gì hết. Nhưng, công việc thì vẫn ở đó và cần chúng ta hoàn thành, bạn có thể đổ lỗi cho hôm nay không có tâm trạng, “để mai tính”, nhưng ai dám đảm bảo buổi sáng của ngày mai sẽ không lặp lại những điều tương tự này chứ. Vậy thì làm thế nào để lấy lại động lực và làm việc năng suất tại nhà? Cùng xem nhé!

Lên kế hoạch chi tiết

Có phải khi bạn ngồi vào bàn làm việc với 0 mục tiêu trong đầu thì bạn sẽ bắt đầu đặt ra những câu hỏi “bây giờ làm gì nhỉ; làm cái này đến bao giờ nhỉ, làm như thế đã đủ chưa; ..vv...”, quá trình diễn ra những việc đó tốn rất nhiều thời gian dễ dẫn đến việc nản ngay từ đầu do bạn vừa phải làm vừa phải lần mò mình cần phải làm gì tiếp theo. 

Vì thế nên việc có một kế hoạch cụ thể là rất quan trọng và càng chi tiết càng tốt. Hãy ghi rõ các đầu việc và phân nhỏ những việc cần phải làm ra từ tối hôm trước để ngày hôm sau chỉ việc bắt tay vào làm thôi, sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều đấy.

Loại bỏ tính trì hoãn

Tuy đã có kế hoạch rõ ràng rồi nhưng chúng ta lại cứ cần phải cầm điện thoại lướt thêm tí nữa mới chịu được, rồi lướt từ sáng đến trưa lúc nào không hay luôn, bạn có hay gặp trường hợp này không? Đây là một thói quen rất xấu mà chúng ta cần phải giảm thiểu và loại bỏ nó ngay và luôn nhé! 

Những phương pháp để loại bỏ “kẻ thù của hiệu suất” này như sau:

Áp dụng ma trận Eisenhower: Đây là một phương pháp quản lý thời gian của tổng thống Mỹ Eisenhower. Theo ma trận này, bạn hãy liệt kê các công việc theo những nhóm sau:

Khẩn cấp và quan trọng: Những việc cần làm ngay lập tức.
Quan trọng nhưng không khẩn cấp: Những việc được lên kế hoạch để làm sau.
Khẩn cấp nhưng không quan trọng: Những việc có thể bàn giao cho người khác.
Không khẩn cấp và không quan trọng: Những việc cần phải loại bỏ.

Áp dụng phương pháp Pomodoro: Đây là phương pháp rất hiệu quả nếu bạn có sức tập trung ngắn hạn. Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chọn công việc mình sẽ làm.
Bước 2: Đặt thời gian, thông thường là 25 phút.
Bước 3: Làm việc cho đến khi hết 25 phút
Bước 4: Nghỉ giải lao 5 phút.
Bước 5: Sau 4 lần nghỉ giải lao trên thì nghỉ dài hơn với 10 phút (hoặc 15 - 30 phút tùy công việc và sức của mỗi người)

Bên cạnh những phương pháp cụ thể trên thì bạn cũng cần chú ý một số điểm sau:
Đơn giản hóa công việc của mình: Đừng nên đặt mục tiêu quá lớn hay vượt quá khả năng hiện tại của bạn, nên thẳng thắn nhìn nhận năng lực của mình để đặt ra những nhiệm vụ phù hợp với bản thân (và đừng quên phải là những mục tiêu cụ thể nhé).
Ngưng tìm lý do: “Chẳng có tâm trạng làm việc gì cả; Việc này mai làm cũng được; Nghỉ ngơi nốt hôm nay để mai có sức làm việc một thể” là những suy nghĩ bạn cần phải loại bỏ ngay lập tức. Thay vì chờ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì hãy thử bắt tay vào luôn đi, bạn sẽ nhanh chóng thích nghi và “vào mood” làm việc nhanh thôi.

Hãy hình dung về quá trình tạo ra nó thay vì hình dung về kết quả sẽ đạt được 

Đây chính là kỹ năng Visualization - kỹ năng tưởng tượng. Lý do tại sao kỹ năng tưởng tượng lại hoạt động hiệu quả, đó là bởi khi chúng ta tập trung vào điều gì thì sẽ có xu hướng tạo ra những điều đó trong cuộc sống.

Điều cần lưu ý ở đây là nếu chỉ hình dung về kết quả thì ta sẽ bị giảm bớt đi động lực vì não bộ ta đã phần nào trải nghiệm cảm giác đó rồi. Chính vì vậy nên hình dung về hình ảnh làm việc, học tập năng suất để kích thích chúng ta vào bàn làm việc hơn.

Có khoảng thư giãn hợp lý khi cảm thấy quá mệt mỏi

Ở đây xin được nhấn mạnh đến từ khóa chính là “hợp lý”. Hợp lý ở đây là về thời gian, về phương pháp phải phù hợp với cá nhân bạn, không thể mọi người xung quanh đi trốn, mình cũng đi trốn, không thể deadline là hết ngày hôm nay mà bạn lại nghỉ mất hơn nửa ngày rồi mới bắt tay vào làm.

Bạn có thể thư giãn bằng những việc đơn giản mà bản thân bạn cảm thấy “tận hưởng” khi được làm nó, ví dụ như đi dạo, đọc sách và nhâm nhi coffee hay xem một vlog trên Youtube,... Hãy học cách nhận thức rõ bản thân, nắm rõ được mình muốn gì, thích gì để có thể thả lỏng bằng những việc đó và nhanh chóng lấy lại động lực.

Có chế độ sinh hoạt lành mạnh

Đôi khi sự uể oải, chán chường là dấu hiệu của việc sức khỏe bị giảm sút nên hãy chú ý chăm sóc cho cơ thể của mình nhé. Hãy bổ sung đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và chăm chỉ rèn luyện thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh, khi đó các cơ quan chức năng trong người bạn có thể hoạt động tối ưu và rõ ràng bộ não cũng vậy!

Dọn dẹp lại không gian làm việc 

Đọc đến đây thì hãy cùng làm một bài “check” nho nhỏ nhé.
Hãy cùng xem lại xem góc làm việc của bạn có đang: 
Quá nhiều giấy tờ? 
Quá nhiều đồ dùng không cần thiết cho việc học/ làm việc?
Mọi thứ đều đặt vị trí linh tinh? 
Thiếu ánh sáng?
Không khí ẩm thấp?
Nếu đúng là mọi thứ đang ở trạng thái như vậy thì việc đầu tiên là lên kế hoạch dọn dẹp tất cả ngay nhé!

Việc không gian không đủ tốt cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự chán nản vì rõ ràng chẳng ai muốn ngồi ì tại một góc bừa bộn một thời gian dài, cảm giác sẽ rất tù túng đúng không nào. Khi mọi thứ được ngăn nắp, thoáng mát, ở điều kiện tốt nhất chắc chắn sẽ tạo được ít nhiều động lực ngồi vào làm việc hơn đó!

Tự thưởng những món quà nhỏ cho bản thân

Nghĩ đến lúc xong việc được thư giãn đầu óc, được xem TV, đọc cuốn sách yêu thích, ăn món ăn chất lượng, những buổi đi chơi để nhỏ xả ga hay bất kì điều gì bạn muốn có phải bạn sẽ thấy hào hứng hơn rất nhiều không nào?
Tự thưởng đôi khi vui hơn cả được người khác thưởng vì chúng ta sẽ biết tự tặng điều mà ta thích nhất, nên có thể lấy đó làm động lực như một phần thưởng xứng đáng cho bản thân sau một ngày dài làm việc, học tập năng suất!

____________________________________
Ai cũng sẽ có khoảng thời gian “tụt mood” không thể tập trung làm việc được, nhưng đó chỉ là những chu kỳ nhỏ thôi, vượt qua được khoảng thời gian đó thì mọi thứ sẽ đâu vào đấy. Hãy thử áp dụng những cách mà chúng mình gợi ý xem có hiệu quả không nhé!

Các bài viết liên quan

5 NGUYÊN TẮC VÀNG GIÚP QUẢN LÝ THỜI GIAN ĐỂ LÀM VIỆC HIỆU QUẢ

5 BÍ KÍP ĐỂ CÓ MỘT NGÀY WORK FROM HOME HIỆU QUẢ

#WFH: NHỮNG WEBSITE HAY HO TẠO CẢM HỨNG LÀM VIỆC TRONG MÙA NGHỈ DỊCH

TOP 10 VIỆC LÀM TẠI NHÀ CHO SINH VIÊN - LÀM GÌ CHO BỚT CHÁN MÀ VẪN CÓ THỂ TĂNG THU NHẬP TRONG MÙA COVID?

“BỎ TÚI” NHỮNG KÊNH YOUTUBE PHÁT TRIỂN BẢN THÂN HỮU ÍCH DÀNH CHO SINH VIÊN

#WFH: TỰ HỌC Ở NHÀ SAO CHO HIỆU QUẢ?

#WFH: NHỮNG KỸ NĂNG SINH VIÊN CÓ THỂ TỰ HỌC TẠI NHÀ

 

 

 

 

 

 

 

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết