#FORMENTEE: VÀI TIPS CHO BẠN ĐỂ CÓ MỘT BUỔI MENTORING HIỆU QUẢ

Là một mentee, điều bạn quan tâm không chỉ là tìm được một mentor phù hợp mà còn là việc làm sao để trở thành một mentee tốt. Đây có phải điều bạn thường nghĩ tới không? Trong bài viết này, cùng khám phá một vài điều quan trọng mà mỗi mentee cần lưu ý, và một số mẹo cho một buổi mentoring hiệu quả nhé!

Điều đầu tiên, hãy xác định tâm thế: “be open and honest”
Bạn muốn có thêm động lực để đạt được thành công, bạn muốn cải thiện năng lực của mình hiện tại hay bạn còn tự ti vì áp lực đồng trang lứa, mơ hồ, mông lung trước tương lai,...  - dù vấn đề hay mong muốn của bạn là gì, hãy có tư duy mở thái độ chân thành trong quá trình mentoring, để khiến mentor chắc chắn rằng bạn đang thực sự nghiêm túc, trân trọng và đặt niềm tin vào buổi mentoring này.
 
Bước vào một mối quan hệ với mentor chính là khi mentee đang cho mình cơ hội để khám phá và phát triển các giá trị cốt lõi. Tuy nhiên điều đó không thể xảy ra nếu mentee không tự tin hiểu rõ bản thân, mục tiêu của mình và mở lòng với những ý tưởng mới. Mentee có thể trải nghiệm quá trình mentoring với những quan điểm và lối suy nghĩ cá nhân - mentee cũng được khuyến khích thể hiện đúng cá tính con người mình. Tuy nhiên khi được tiếp cận với những góc nhìn mới, đây chính là lúc mentee cần mở rộng tầm nhìn khỏi những quy tắc thông thường và thoát khỏi vùng an toàn của bản thân.

“Be yourself”

Có thể đó là buổi mentoring về định hướng nghề nghiệp, nhưng bạn không nhất thiết phải tỏ ra quá nghiêm túc mà vô tình che đi vẻ cởi mở thường ngày. Hãy là chính bạn khi nói chuyện và chia sẻ với mentor - nói thẳng ra thì… hãy coi mentor chính là những người anh chị đi trước của mình - họ chỉ đang kể câu chuyện của họ và bạn thì cần lắng nghe lời khuyên từ họ - thể hiện sự tôn trọng và thái độ nghiêm túc nhưng đừng quá xa cách nhé!
Hãy để cả hai bên cảm nhận sự chân thành của nhau.
 
Hãy thẳng thắn đối diện với khiếm khuyết, sẵn sàng giới thiệu, thể hiện rõ ràng điểm mạnh, yếu của bản thân. Mentor dành thời gian để giúp đỡ, không phải để đánh giá mentee. Chính vì thế, việc đưa đến cho mentor những góc nhìn cụ thể sẽ góp phần định vị vấn đề cản trở quá trình phát triển của mentee, từ đó hỗ trợ mentor mentee giải quyết khúc mắc, hướng đến các giải pháp phù hợp nhất. 
 
Điều thứ hai, hãy chủ động
Nếu mentor nhận thấy bản thân bạn đang rất “đầu tư” vào mối quan hệ này, họ sẽ sẵn lòng đầu tư thêm thời gian, công sức,... để giúp bạn tốt hơn. Và tất nhiên, khi bạn chủ động tiến về trước một bước, mentor cũng sẽ không từ chối mà tiến thêm một bước về phía bạn. Và đừng quên thể hiện một tinh thần sẵn sàng học hỏi nhé!
 
Luôn là người sắp xếp buổi mentoring
Bên cạnh đó, bởi mentor là những anh chị đã đi trước chúng ta 3-4 năm, thậm chí cả chục năm trong sự nghiệp nên quỹ thời gian dành cho các việc khác ngoài công việc thường khá hạn chế. Do vậy, để chuẩn bị cho buổi mentoring, mentee cần rất chủ động, nhất là về thời gian. Bạn có thể chủ động hỏi trước mentor về lịch rảnh và ưu tiên họ hơn, gửi email về lịch meeting để nhắc mentor, chuẩn bị mọi thứ cần thiết (địa điểm meeting, công cụ meeting nếu meet online,...) để buổi mentoring diễn ra suôn sẻ và không lãng phí thời gian của cả hai bên. Và nếu bạn có việc đột xuất và không thể tham dự buổi mentoring, hãy thông báo cho mentor càng sớm càng tốt, có thể ít nhất là 2-3 ngày trước lịch hẹn nhé!

Và hãy chuẩn bị trước agenda

Agenda là một list những điều bạn muốn nói, hỏi hoặc cần mentor giải đáp, đưa ra lời khuyên,... 
Ví dụ như:
“1. Làm quen, giới thiệu bản thân và chia sẻ về tình hình hiện tại
 2. Trình bày vấn đề của bản thân về công việc hiện tại và định hướng tương lai trong ngành này
 3. Thảo luận về giải pháp, mentor đưa ra lời khuyên
 4. Q&A
...
 
Việc chuẩn bị trước này vừa giúp bạn - mentee - tự tin mở lời, chủ động bắt chuyện, hỏi và khai thác được nhiều điều hơn từ mentor, vừa khiến mentor có ấn tượng tốt và đánh giá bạn cao hơn. Một câu chuyện thường thấy của một buổi meeting nếu như không chuẩn bị trước agenda là sự lan man, tản mạn, nhiều khi không đưa ra được kết luận gì sau buổi đó và cuối cùng còn lại chỉ là sự lãng phí thời gian - đây chính là “tối kỵ” trong mối quan hệ mentor - mentee.
 
Một số người nhầm tưởng rằng, mentor sẽ là người dẫn dắt, tìm ra vấn đề cho bạn và đưa bạn giải pháp - nếu như vậy thì người mentee lại khá thụ động và chỉ tiếp nhận những gì mentor đưa ra mà không chắc chắn rằng, những lời khuyên đó có thực sự giúp ích cho mentee không. Nếu bạn không chủ động giúp mentor hiểu vấn đề của mình thì sao việc mentoring có thể hiệu quả? Bởi vậy, hãy dành thời gian và đầu tư công sức để chuẩn bị trước agenda cho buổi mentoring nhé - điều này không hề thừa đâu nha!
 
Chuyên nghiệp và chu đáo
Trong bất kể việc gì, từ trả lời tin nhắn hay nhận điện thoại, email, bạn nên chú ý thực hiện nhanh chóng và tránh ngắt quãng, đảm bảo việc trao đổi hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
 
Đặt kỳ vọng và mục tiêu rõ ràng cho buổi mentoring
Một người mentor chỉ có thể đóng ba vai trò trong mối quan hệ với mentee: người bạn tâm tình, người hỗ trợ và người hướng dẫn. Nếu mối quan hệ được dày công vun đắp, mentee sẽ xây dựng một tài sản tích lũy to lớn cho sự nghiệp và cuộc sống của mình. Để làm được điều đó, mentee nên sắp xếp lại những kỳ vọng về mentoring và hiểu rõ những gì cần thực hiện để có một quá trình mentoring hiệu quả.

Khi tìm đến với mentor, mentee là người có vấn đề cần được giải đáp và định hướng. Chính vì thế, đừng kỳ vọng việc có cùng lĩnh vực quan tâm đồng nghĩa với việc mentor sẽ tự động biết cần phải nói gì với bạn, và mentor có thể sẽ không có tất cả các câu trả lời bạn cần. Khi trao đổi với mentor, mentee nên hiểu rằng không phải bất kỳ lời khuyên nào cũng phù hợp với bạn. Mối quan tâm của mentee càng lớn, mentee càng nên cân nhắc lời khuyên cẩn thận và xác định tính thực tế trong trường hợp cá nhân mình. Đó cũng là lý do vì sao việc hiểu rõ bản thân, tính cách, hướng đi của mình và xác định rõ mục tiêu, kỳ vọng là vô cùng quan trọng.

 
Cuối cùng và không kém phần quan trọng,
Là người nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ, đừng quên chủ động thể hiện sự biết ơn và trân trọng đối với mentor của mình. Sự tinh tế và chu đáo của bạn chính là một trong những điều gây ấn tượng với mentor. Không chỉ là một mentee thông thái và văn minh, thể hiện sự biết ơn đúng lúc cũng sẽ góp phần giúp cho mối quan hệ thêm phần sâu sắc và bền vững hơn.

Chúc các bạn sẽ có buổi mentoring thật ý nghĩa!

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...
ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ KẾT NỐI VỚI MENTOR BẠN NHÉ!

Đọc thêm các bài viết liên quan:

MENTORING LÀ GÌ? TẠI SAO MỖI BẠN TRẺ ĐỀU NÊN CÓ 1 MENTOR?

TRONG ĐỜI AI CŨNG CẦN CÓ MỘT MENTOR

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết

minh hieu
minh hieu

2022-06-23 12:13:41

...