NHỮNG ĐIỀU MÌNH HỌC ĐƯỢC TỪ GRABFOOD

Grab - siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu Đông Nam Á - đã được ITviec.com, chuyên trang việc làm dành cho giới công nghệ, bình chọn là “Công ty công nghệ có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam" năm 2020 - trong bài viết này, cùng lắng nghe chia sẻ của chị Thanh Thủy về trải nghiệm làm việc tại Grabfood nhé!

Hi mọi người. Chị là Thủy, hiện đang làm mảng commercial (SMB restaurants) của GrabFood đồng thời là Mentor tại Mentori. Các em có thể kết nối với chị tại đây nha!

1 - 2 năm là bình thường so với các anh chị thâm niên trong ngành nhưng được tính là lâu dài đối với một đứa trong quá khứ từng hay nhảy việc như chị. Trong bài viết này chị muốn chia sẻ vài suy nghĩ, quan điểm cá nhân về công việc theo những gì mà c đã quan sát và học được trong thời gian vừa qua.

Làm những điều thực tế thay vì đao to búa lớn

Hồi chưa đi làm, chị kỳ vọng công việc nó phải serious lắm, phải đưa ra solution chiến lược giống như trong mấy cuộc thi giải case study ấy (đúng là tấm chiếu mới mà). Nhưng lúc đi làm thì mới ngộ ra là thực tế không nằm cố định trong một cái case dài 5 hay 10 trang, nó thay đổi mỗi ngày theo tình hình thị trường và mình cần phải luôn thích nghi với nó, nhất là với ngành dịch vụ như GF. Thêm một bài học nữa là phải nắm chắc những cái nhỏ nhất rồi develop bản thân dần dần lên, tận dụng các cơ hội để speak out và chứng minh năng lực bản thân thì rồi sẽ được công nhận và được giao những dự án lớn. 

Chấp nhận sự không hoàn hảo và tập trung vào việc mình đang làm

Công ty nào cũng sẽ có rất nhiều issues, dù là big corp hay start-up. Hồi đầu c luôn hỏi sếp rằng tại sao không thay đổi cái này cái kia, gặp lỗi gì chị cũng raise lên với mong muốn cải thiện sớm để vận hành hiệu quả hơn. Nhưng rồi dần dần chị nhận thấy được rằng việc thay đổi 1 cái gì đó thật sự không dễ vì nó liên quan tới cả bộ máy. Bản thân chỉ ở vị trí nhỏ nên thấy vấn đề mình đang nhìn là nghiêm trọng, nhưng ở góc nhìn cao hơn (từ các cấp manager trở lên) thì có cái khác quan trọng hơn nhiều. Vậy nên chị đã học cách chấp nhận sự không hoàn hảo rồi cố gắng làm tốt nhất có thể phần việc của mình. Ví dụ file lỗi là việc mình không kiểm soát được (do technology) nhưng check file trước giờ chạy campaign để phát hiện lỗi và fix sớm là việc mình có thể kiểm soát được.

Khiêm tốn và không ngừng học hỏi

Hồi trước chị có những cái kỳ vọng rất cao thậm chí hơi màu hồng quá về môi trường làm việc, muốn đồng nghiệp ai cũng phải “siêu nhân” như mấy bạn team mate của c trong các cuộc thi hồi sinh viên cơ. Nhưng khi đi làm một thời gian, chị đã thay đổi cái suy nghĩ đó. Công ty nhiều thành phần nhân sự nên không thể kỳ vọng ai cũng giỏi cái mà mình giỏi - mỗi người sẽ có thế mạnh riêng và chuyên môn riêng của họ, dù ít hay nhiều mình vẫn có thể học hỏi được từ mọi người vài skills gì đó. Tính chất công việc mỗi team khác nhau, và giá trị của mỗi người không thể thiện chỉ qua cái title.

Trước khi nghĩ đến việc từ bỏ thì hãy thử nghĩ đến giải pháp, và về lý do mình bắt đầu

Hồi đầu mới vào GF khoảng 2 tháng, chị bị vỡ mộng vì mọi thứ quá khác so với tưởng tượng. Suýt nữa thì lại nhảy việc tiếp. Nhưng vì công việc đáp ứng được 2/3 cái priorities của chị ở thời điểm đó (sếp + personal growth) nên chị vẫn quyết tâm ở lại, chấp nhận trade-off. Chị thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, cách tiếp cận công việc để tạo động lực cho bản thân. Càng làm lâu, càng tạo ra nhiều thành quả, chị càng thấy thích việc mình đang làm. Đến bây giờ, sau 2 năm nhìn lại và viết bài post này, chị thấy biết ơn vì ngày đó c đã lựa chọn không từ bỏ.

Chị thấy bản thân thực sự đã trưởng thành rất nhiều từ công việc này, từ một đứa hay hành động theo cảm xúc trở nên điềm tĩnh, kiên nhẫn và lý trí hơn. Biết cách chấp nhận khó khăn và tìm cách vượt qua nó thay vì lựa chọn từ bỏ. Bên cạnh những lúc mệt mỏi stress down mood thì nhìn chung là chị vẫn đang hài lòng với công việc hiện tại, vẫn có động lực để ngồi OT điền file vào tối thứ 6 hay thức dậy đi làm vào mỗi sáng thứ 2. Thêm một lý do để gắn bó nữa là chị thực sự rất thích sản phẩm của Grab & những giá trị mà Grab mang tới cho cộng đồng.

Hy vọng bài viết hữu ích với các em!

___________________________________

Đến tỷ phú như Bill Gates hay Mark Zuckerberg xuất chúng tới vậy đều tìm cho mình một Mentor để học hỏi những bài học mà không sách vở nào có. Vậy khi bạn đang mông lung, hay gặp khó khăn khi trong quá trình học hỏi các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà không thể tìm được ở bất kỳ cuốn giáo trình, trang website nào thì bạn làm thế nào?

Thấu hiểu được nỗi băn khoăn ấy, Mentori đã cho ra đời nền tảng Mentoring với sứ mệnh kết nối cho các bạn sinh viên đến những anh chị, chuyên gia có chuyên môn về định hướng bản thân và kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà các bạn theo đuổi. Với sự tham gia của đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm, thành công ở các lĩnh vực: HR, Marketing, Sales, Audit & Accounting, Finance & Banking,... đến từ những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới như: Unilever, PwC, EY, BCG, McKinsey,...

TÌM KIẾM VÀ KẾT NỐI NGAY VỚI MENTOR TẠI ĐÂY!

 

Các bài viết liên quan

CAREER ANCHOR - GIÁ TRỊ CỐT LÕI VÀ 6 BƯỚC BẮT ĐẦU ĐỊNH HƯỚNG SỰ NGHIỆP

IKIGAI CỦA MỖI NGƯỜI VÀ KIM CHỈ NAM CUỘC SỐNG

ĐỖ QUẢN TRỊ VIÊN TẬP SỰ TỪ NĂM 3 - MỘT BƯỚC VƯỢT QUA PEER PRESSURE HAY CẠM BẪY CỦA VIỆC ĐI LÀM SỚM?

TRẢI NGHIỆM ỨNG TUYỂN DELOITTE PASSPORT

TRẢI NGHIỆM MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC PwC

TRẢI NGHIỆM LÀM VIỆC TẠI DELOITTE

SINH VIÊN NÊN LÀM Ở BIG CORP (CÁC CÔNG TY LỚN) HAY START-UP?

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết