#SKILLSET: NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

Trong bài viết này chúng mình sẽ giúp bạn lưu ý những kỹ năng nền tảng để bạn có thể tập trung luyện tập, nâng cao khả năng giao tiếp của mình trong cuộc sống. Cùng xem nha!

Đọc thêm: #SKILLSET: BẠN ĐÃ HIỂU RÕ VỀ "GIAO TIẾP HIỆU QUẢ"?

1. Kỹ năng diễn đạt
Kỹ năng thiết yếu cơ bản đầu tiên chính là kỹ năng diễn đạt vì giao tiếp là công cụ kết nối con người với nhau nên nếu muốn nối đến đúng điểm bạn muốn thì cần có phương pháp truyền đạt đúng với ý của mình.

Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải hiểu bản thân mình trước tiên: bạn muốn truyền đạt điều gì/ với ai/ bằng thái độ như thế nào? Sau khi đã trả lời được lần lượt các câu hỏi trên thì hãy sắp xếp các câu trả lời được mạch lạc, rõ ý và nên chú ý về cách dùng từ sao cho tránh gây hiểu lầm nhất có thể.

2. Kỹ năng quan sát
Một cuộc trò chuyện, giao tiếp là sự tương tác qua lại giữa ít nhất hai người với nhau. Và, để có được sự tương tác đó thì bạn cần nắm bắt được những điểm như cảm xúc đối phương và chủ đề đối phương đang hướng đến. Việc này đòi hỏi bạn phải có sự tinh tế trong quan sát, từ đó có cách giao tiếp phù hợp để có thể đạt được mục đích giao tiếp mà bạn muốn.

3. Kỹ năng lắng nghe
Cũng gần giống như kỹ năng quan sát, đó là đều hướng đến trọng tâm là đối phương, nhưng bên cạnh đó, kỹ năng lắng nghe không chỉ là đưa quyền được nói cho đối phương mà còn là tôn trọng ý kiến của đối phương. 

Chúng ta cũng biết rằng mỗi người là một cá thể khác nhau nên chắc chắn tư duy sẽ khác nhau dẫn đến bất đồng trong một số quan điểm, nên khi bạn tôn trọng đối phương cũng chính là bạn đang tôn trọng sự khác biệt của mình. 
Nếu có quá nhiều sự bất đồng, hãy cùng nhau thẳng thắn chia sẻ và trao đổi quan điểm của bản thân, các bên cùng hiểu được đối phương nghĩ gì từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Hoàn toàn không nên: Phản bác ngay từ đầu mà không hề chia sẻ luận điểm cá nhân, như vậy sẽ không tìm được tiếng nói chung.

4. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Kỹ năng kiểm soát không phải là phủ nhận những cảm xúc của bản thân. Không thể nào bạn đang không vui nhưng vẫn cố tỏ ra vui hay bạn dù rất giận nhưng vẫn phải coi như không có gì xảy ra, điều này là sai. 

Kiểm soát cảm xúc ngược lại chính là đối mặt với những cảm xúc thật trong những tình huống tiêu cực và sau đó làm chủ, điều tiết những cảm xúc đó thông qua nhiều cách như giọng nói, từ ngữ, biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể,..

Một số điểm lưu ý để tập luyện kiểm soát cảm xúc:
Suy nghĩ về mọi thứ một cách tích cực.
Không đổ lỗi cho người khác.
Can đảm nhân sại lầm và tìm cách giải quyết.
Không tính toán thiệt hơn
Vứt bỏ những lời phàn nàn, chỉ trích và thay thế bằng những lời khen ngợi.

5. Kỹ năng đặt câu hỏi
Đây là một điều không kém phần quan trọng, nó giống như cái móc nối để kéo dài và khiến cuộc trò chuyện đi sâu hơn.
Kỹ năng đặt câu hỏi được chia làm hai phần: Phương pháp đặt câu hỏi Lưu ý.

Phương pháp đặt câu hỏi:
Đặt câu hỏi thăm dò: Dùng để tìm hiểu, khai thác thông tin về đối phương (thường dùng trong môi trường phỏng vấn)
Đặt câu hỏi đóng - mở:
Câu hỏi đóng: Dùng để xác nhận, đưa ra quyết định hoặc để kết thúc một vấn đề nào đó.
Câu hỏi mở: Dùng để phát triển cuộc trò chuyện, hướng đến hiểu biết, kiến thức, quản điểm hoặc cảm xúc của đối phương.
Đặt câu hỏi dạng hình nón: Đi từ vấn đề chung đến những vấn đề sâu hơn.
Đặt câu hỏi dạng tu từ: Dùng để để thu hút hoặc để đối phương có thể dễ dàng chấp thuận từ đó tham gia cuộc trò chuyện.

Lưu ý trong việc đặt câu hỏi: 
Xác định rõ mục đích hỏi để lựa chọn câu hỏi phù hợp.
Xem xét mức độ thân thiết của mối quan hệ để biết giới hạn cho câu hỏi.
Sử dụng từ ngữ phù hợp, sao cho đối phương dễ hiểu nhất để có được câu trả lời đúng trọng tâm.
____________________________________
Nếu bạn đang muốn tìm một Mentor trong những lĩnh vực bạn quan tâm thì nhanh chóng theo dõi thêm về chương trình kết nối cố vấn của chúng mình tại đây nhé:

Fanpage Mentori Vietnam 
Group Mentori Community

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết