THI TUYỂN THỰC TẬP SINH (INTERN) TẠI DELOITTE VÀ PWC - LIỆU CÓ KHÓ?

Để chinh phục kỳ tuyển dụng của BIG4 Kiểm toán - được tiếng là vô cùng gắt gao với tỉ lệ cạnh tranh khốc liệt, nhiều bạn sinh viên đã chuẩn bị từ sớm để nắm bắt cơ hội được làm việc tại đây. Nếu bạn có dự định tham gia kỳ tuyển thực tập sinh sắp tới của Big4, hãy cùng lắng nghe câu chuyện thi tuyển Intern vào BIG4 của anh Nguyễn Ngọc Nguyên - hiện là Financial Advisory tại Deloitte Việt Nam - đã xuất sắc đỗ được 2 trong 4 công ty BIG4 là Deloitte và PwC, tích lũy thêm trải nghiệm để có thể chuẩn bị thật tốt cho kỳ tuyển dụng sắp tới nhé!

“Tầm 2 tháng nữa, Big4 - gồm Deloitte, PwC, KPMG và EY - sẽ mở đơn và bắt đầu kỳ tuyển thực tập sinh năm 2021. Ở thời gian hiện tại mình nghĩ không quá muộn nhưng cũng chả sớm gì nữa cho các bạn có mục tiêu thi đỗ kỳ thi tuyển internship này.

Mình đã thi và pass Deloitte và PwC, audit function (không thi KPMG và EY vì thấy không cần thiết phải thi cả 4 Big). Vậy nên những kinh nghiệm trong bài này cũng chỉ tập trung vào Deloitte và PwC.

Sau đây, mình sẽ chia sẻ rõ hơn các vòng tuyển của 4 Big bao gồm 4 vòng: CV, Test, Group Interview và Final Interview nhé!
(Dưới đây là những chia sẻ của mình về kỳ thi thực tập sinh năm 2018, hy vọng sẽ hữu ích nếu bạn muốn tham khảo)

1. CV
Về cơ bản thì CV nên cao 1 chút tầm 3./4 trở lên,có một số điểm thể hiện định hướng theo kiểm toán như học ACCA, CFAB hay tham gia các cuộc thi sẽ có lợi thế. Ngoài ra, Deloitte ưu tiên các trường có chuyên ngành kế kiểm, nên dù GPA thấp vẫn cứ nộp nhé (GPA 2.7x vẫn qua, nhưng cần phải học ACCA...). Bên cạnh đó, CV là hãy đơn giản, mạch lạc, rõ ràng. Các mục nên có gồm:

  • Personal Information (Fullname, Phone, Mail, Address),
  • Objective (mục tiêu short-term long-term như thế nào),
  • Education (University, Major, GPA),
  • Work experience (Company/Organisation, Position),
  • Extra-curricular activities
  • Awards and Honor

Lưu ý là các bạn không nên chỉ liệt kê công việc hay hoạt động ngoại khóa mà nên viết rõ ra công việc bạn làm là gì kèm theo các thông tin mang tính định lượng cho kết quả công việc của mình. Nhớ lưu và gửi CV dưới dạng PDF nha!

2. Test
Test của Deloitte và PwC về cơ bản… chả có gì giống nhau!

Deloitte: cơ bản có 3 phần là Chuyên môn, xã hội (general knowledge) và test IQ. Phần chuyên môn gồm có kiến thức của ACCA F2, F3 và F8 và một số chuẩn mực kế toán Việt Nam và thông tư 200. Còn test IQ thì cũng giống các bài test IP trên mạng, kiểu điền số điền hình bla bla. À có thêm 1 phần essay nữa, đề năm ngoái hình như là thay đổi môi trường làm việc trong cuộc CMCN 4.0.

PwC: đề test có 2 phần là numerical và verbal. Verbal thì kiểu đọc hiểu như Ielts, nhưng mà nó khá dài, và thời gian thì rất strict, nhiều bạn làm không kịp. Numerical cũng dài không kém, gồm nhiều dạng như test IQ, thêm biểu đồ các kiểu. Để làm tốt đề P thì các bạn phải có time management skill tốt, và tiếng Anh cũng phải ổn.

Lưu ý: Học F2, F3, F8 sẽ là một lợi thế lớn với các bạn, ngoài ra VAS thì tập trung đọc VAS 1, 2, 3, 4, 6, 14, 16, 23. Tập làm quen với các dạng bài test IQ và numerical (cái này có thể tìm kiếm qua Google). Chăm đọc báo, xem thời sự để bổ sung các kiến thức xã hội.

3. Group Interview
Hình thức thi của vòng Group Interview này thì cả D và P (và mình nghĩ cả 2 Big còn lại) đều giống nhau. Các bạn sẽ được cho vào 1 nhóm từ 8-10 người, được cho 1 case. Cả nhóm sẽ thảo luận trong 10-20 phút, sau đó present rồi nhận câu hỏi từ Interviewer.

Với Deloitte đợt mình thi thì theo mình biết có 2 cases: 1 case về audit risk & response procedures, 1 case về internal control. Case khá giống với case bài tập trong cuốn F8 Revision kit của BBP. Bọn mình thảo luận bằng tiếng Việt và được chọn present bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.

Với PwC thì case xã hội, kiểu IELTS Writing Task 2, đề của team mình hình như là về positive thinking gì đó. PwC thì dùng toàn bộ tiếng Anh trong vòng này, từ discussion đến presentation rồi question (cũng dễ hiểu thôi vì P đặt nặng yếu tố ngoại ngữ mà).
Kinh nghiệm cá nhân của mình trong vòng này là “don't be so aggressive”. Take the lead nếu bạn tự tin, đừng "đàn áp" các bạn trong team. Nếu bạn không lead team thì tích cực đưa ra các ideas, solutions, nếu bạn không đồng ý với ideas của người khác thì đừng gay gắt phản đối mà nên nhẹ nhàng suggest ideas của bạn cùng các supporting evidences.

4. Final Interview
Với Deloitte thì phỏng vấn mình là 1 anh Partner và 1 chị Manager EA. Anh chị hỏi về bản thân, hỏi về khoảng thời gian mình thấy áp lực, hỏi tại sao mình nên được chọn, rồi hỏi cảm thấy môi trường làm việc ở Deloitte thế nào. Ban đầu thì phỏng vấn bằng tiếng Anh, cuối buổi chuyển sang tiếng Việt cho thoải mái.

Với PwC thì 1 anh Director và 1 anh Manager phỏng vấn mình, cả 2 anh đều thân thiện và thoải mái. Nói thật là mình không nhớ lắm bị hỏi những gì, chỉ nhớ có 1 câu hỏi sâu về môn F5 là môn mình được PW. Túm lại là nhìn nhiều vào CV để hỏi.

Lời khuyên cho final interview là “be yourself, be confident and be clear about every point in your CV”. Ngoài ra, nên tìm hiểu trước các câu hỏi phỏng vấn thông dụng và chuẩn bị trước. Tương tự hãy nghĩ ra một đoạn introduction ngắn gọn, súc tích, rõ ràng về bản thân để gây ấn tượng với interviewers nhé!

Thế là xong 4 vòng thi của kỳ thi tuyển intern của 2 trong 4 Big. Với Deloitte, mình phỏng vấn sáng thì đến trưa là được chị HR gọi thông báo pass luôn, email chính thức có sau vài ngày. PwC thì sau vài ngày cũng có mail báo pass.

Trên đây là toàn bộ trải nghiệm của mình trong kỳ thi năm 2018. Mình không dám nói là kỳ thi tuyển này khó hay dễ (cái này tùy người) nhưng để có thể pass được thì bạn cần well-prepared cho tất cả các vòng, từ kiến thức đến kỹ năng, và sự luyện tập là tối quan trọng. Chúc các bạn thành công!
____________________________
Trên đây là những chia sẻ chân thật nhất về trải nghiệm ứng tuyển thực tập sinh tại Deloitte và PwC - 2 trong 4 tập đoàn Big4 Kiểm toán của anh Nguyễn Ngọc Nguyên - Financial Advisory Associate. Nếu bạn có mong muốn ứng tuyển vào một trong 04 “ông lớn” ngành Tài chính - Cố vấn - Kiểm toán này nhưng:

❓Mơ hồ chưa xác định được cơ hội nghề nghiệp, lộ trình công việc khi ứng tuyển vào môi trường làm việc ở Big4.
❓Chưa xác định được lộ trình ôn thi phù hợp? Làm sao để trở thành ứng viên tiềm năng?
❓Muốn được lắng nghe chia sẻ thực chiến từ chính những anh chị làm việc tại Big4 nhưng chưa biết làm sao để có cơ hội mở rộng network với anh chị trong ngành?

Vậy thì hãy tham gia chương trình BIG4 MENTORING ngay hôm nay.
Chương trình có sự tham gia của: 100% các Mentor đến từ 4 tập đoàn Kiểm toán lớn nhất thế giới: PWC, EY, Deloitte, KPMG.
Đăng ký ngay để kết nối với Mentor nhé!

Các mentor có thể bạn quan tâm

THẢO LUẬN

Vui lòng đăng nhập để có thể bình luận bài viết